Đóng

23 Tháng Hai, 2017

Bột – chuyện xưa, chuyện nay

Lang Liêu, con thứ 18 của Hùng Vương đời Hùng Vương thứ 6, nằm mộng thấy Thần mách bảo, đã làm theo lời dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông gọi là Bánh Chưng. Và giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ, lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Từ gạo, nếp làm ra bột là một bước tiến hóa, theo các nhà nghiên cứu về bước tiến hóa của loài người, Sau khi tiến hóa, tổ tiên chúng ta đã biết thưởng thức đồ ăn theo những cách khác nhau. Duy nhất ở Việt Nam tồn tại làng gạo Sa Đéc với khoảng 600-700 cơ sở nhỏ, và vài chục doanh nghiệp chuyên làm bột tẻ, bột nếp từ tấm.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi: ông Trần Khiêm Khánh (gọi thân mật là Tư Khánh) ở Sa Đéc, năm 1966, vợ ông sinh người con gái thứ hai được đặt tên là Bích Chi. Vì gia đình khó khăn, không đủ tiền mua sữa cho con, ông Tư Khánh lấy gạo lứt nấu thành cháo lỏng cho con uống theo lời một người bạn làm bác sĩ. Thấy Bích Chi uống nước gạo lứt cả tuần không bị tiêu chảy mà còn khỏe ra, ông chế một máy xay nhỏ làm bột nuôi con và cũng đưa loại bột này giới thiệu cho anh em trong gia đình để nuôi các cháu bé. Loại bột do gia đình ông chế biến dần dần được nhiều người biết đến, thậm chí tiếng tăm vươn đến Sài Gòn. Sau đó, gia đình ông quyết định mở một nhà máy xay bột và đặt tên là Bích Chi trong năm 1966.

Sau đó ông nghiên cứu sản xuất tiếp bột gạo lứt và đậu xanh, năm thứ đậu: xanh, đỏ, trắng, đen và đậu nành. Bốn năm sau, ông tiếp tục phân dòng sản phẩm gồm ba loại bột: bột ngang (nguyên chất xơ) hiệu Con Cò; một loại nửa ngang nửa lọc (lấy bớt chất xơ) hiệu Thủy Tiên và một loại đặc biệt (tinh bột không chất xơ) hiệu Hồng Nhung.

Giới truyền thông xếp ông Trần Khiêm Khánh vào lớp doanh nhân tạo ra tên tuổi có tính dẫn dắt, sánh ngang với ông Trương văn Bền (Xà Bông Cô Ba) hay Quách Đàm – xây chợ, thuộc da, làm xưởng rượu, dệt vải, kinh doanh lúa gạo với mạng lưới thu mua khắp Nam kỳ.

Bot Bich Chi

Ông Tư Khánh đã đi xa hơn những doanh nhân kinh doanh lúa gạo thời bấy giờ với nhà máy làm bột Bích Chi. Sau năm 1975, ông hiến toàn bộ nhà máy cho Nhà nước khi đợt cải tạo công thương nghiệp bắt đầu.

“Bột mì có thể đi cùng khắp thế giới thì bột gạo có thể đi ra nước ngoài, làm sứ giả ẩm thực cho Việt Nam khi sản xuất lượng lúa gạo phục hồi,” ông Tư nói ngay những lúc khó khăn nhất, ông vẫn tin như vậy và chờ đợi ngày đó. Năm 1990, năm năm sau đổi mới, sản lượng lúa gạo phục hồi, ông chuyển sang làm bột theo phương pháp công nghiệp, có độ khô tốt, để lâu 1 – 2 năm. Không chỉ có khách từ Đài Loan mà công ty Nestlé từng đặt hàng với số lượng lớn.

“Bột là cuộc đời thứ hai của gạo, bánh là những cuộc đời còn bay bổng hơn”, ông Lộc nói. “Khi làng hoa Sa Đéc trở thành điểm tựa cho thành phố hoa, trong cố gắng thu hút du khách về thành phố hoa thỉ sản phẩm làm từ bột hoàn toàn có thể trở thành bữa tiệc linh đình, hoành tráng với hàng trăm món ăn”.

Hoàng Lan